E-visa là gì? Những điều về E-Visa Việt Nam mà bạn cần biết
Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của internet, việc thực hiện các thủ tục hành chính, pháp lý trên nền tảng trực tuyến trở nên cần thiết. Nhờ đó mà việc đưa các ứng dụng công nghệ vào quản lý cũng trở thành xu hướng của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đây là lý do khiến E Visa ra đời, tạo nền tảng vững chắc trong việc quản lý các vấn đề liên quan đến xuất nhập cảnh. Giúp quy trình này diễn ra mượt mà và thuận lợi hơn.
E-Visa là gì?
Evisa là gì? e-Visa là từ được viết tắt từ cụm từ “Electronic Visa”, hoặc bạn cũng có thể gọi nó là visa điện tử. Đây là giấy phép được cấp bởi Các cơ quan có thẩm quyền, cho phép người sở hữu được phép nhập cảnh vào một quốc gia cụ thể để làm việc, du lịch hoặc lưu trú với mục đích ngắn hạn khác trong khoảng thời gian nhất định. Hiện tại, e-Visa là một hình thức mới nhất của thị thực.
Trước đây, visa điện tử được cấp dưới dạng dán, đó có thể là một sticker hoặc dấu mộc đóng vào hộ chiếu (passport). Trước đó, đương đơn cần hoàn thành tờ khai xin visa và nộp tại Cơ quan lãnh sự, sau đó chờ kết quả xét duyệt.
Tuy nhiên, theo xu thế toàn cầu hóa, khi nhu cầu xuất ngoại của người nước ngoài tăng cao trong khi quỹ thời gian làm việc của Đại sứ quán lại không nhiều thì sự ra đời của E-Visa đã mang đến nhiều tiện ích. Theo đó, ngày nay khi xin thị thực điện tử, bạn có thể thực hiện ngay trên máy tính, sau đó in ra và mang theo khi làm thủ tục nhập cảnh tại cửa khẩu.
E-Visa Việt Nam cho phép người nước ngoài nhập cảnh duy nhất 1 lần. (Ảnh: Internet)
E-Visa Việt Nam là gì?
E visa Việt Nam cũng tương tự như e-Visa nói trên. Tuy nhiên, với chính sách thị thực riêng biệt thì cách làm visa du lịch điện tử vào Việt Nam chỉ áp dụng cho công dân của những quốc gia sau:
Armenia, Bruney, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ, Myanmar, Philippines, Qatar, Đông Timor, UAE, Andorra, Áo, Azerbaijan, Belarus, Bỉ, Bosnia and Herzegovina, Bulgaria, Croatia, Cyprus, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Georgia, Đức, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Ireland, Ý, Kazakhstan, Latvia, Liechtenstein, Lithuania, Luxembourg, Macedonia The former Yugoslav of, Malta, Moldova, Monaco, Montenegro, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Nga, San Marino, Serbia, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Vương Quốc Anh, Argentina, Brazil, Canada, Chile, Colombia, Mexico, Cuba, Mỹ, Panama, Peru, Uruguay, Venezuela, Australia, New Zealand, Papua New Guinea, Palau, Fiji, Quần đảo Marshall, Samoa, Micronesia, Nauru, Micronesia Federated States of, Nauru, Solomon Islands, Vanuatu.
Các cửa khẩu Việt Nam cho phép người nước ngoài xuất cảnh – nhập cảnh bằng e-Visa gồm:
- Cửa khẩu đường hàng không: Sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay quốc tế Tân Sân Nhất, sân bay quốc tế Cam Ranh, sân bay quốc tế Đà Nẵng, sân bay quốc tế Cát Bi, Cần Thơ, Phú Quốc, Phú Bài (Thừa Thiên Huế).
- Cửa khẩu đường biển: Cửa khẩu Cảng Hòn Gai (Quảng Ninh), cảng Hải Phòng (Hải Phòng), cảng Nha Trang (Khánh Hòa), cảng Đà Nẵng (Đà Nẵng), cảng Quy Nhơn (Bình Định), cảng Vùng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu), cảng Cát Lái (Tp Hồ Chí Minh).
- Cửa khẩu đường bộ: Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh), Hữu Nghị (Lạng Sơn), Lào Cai (Lào Cai), Nậm Cắn (Nghệ An), Cầu Treo (Hà Tĩnh), Cha Lo (Quảng Bình), Lao Bảo (Quảng Trị), Bờ Y (Kon Tum), Mộc Bài, Xa Mát (Tây Ninh), Tịnh Biên, Sông Tiền (An Giang), Hà Tiên (Kiên Giang).
Những tiện ích nổi bật của E Visa
E-visa là một dạng văn bản đặc biệt dành cho người sở hữu. Nếu như khi xin visa dán bạn phải mất thời gian để chuẩn bị hồ sơ và đi lại làm việc với Bộ Ngoại giao các nước thì khi xin thị thực điện tử, bạn chỉ việc thực hiện ngay trên máy tính cá nhân. Với một số thao tác cơ bản, người nước ngoài nhanh chóng nhận được thị thực và được chào đón nồng nhiệt tại quốc gia mà bạn muốn đến.
E-visa không những mang lại sự tiện lợi cho người xin mà còn cả cho quốc gia tiếp nhận. Giúp bộ phận xử lý hồ sơ giảm tải được tối đa khối lượng công việc hành chính, từ việc checklist các giấy tờ, xét duyệt hồ sơ, nhập thông tin, đưa ra quyết định cấp hoặc từ chối thị thực.
Trong thời đại toàn cầu hóa văn hóa, khi mọi thông tin đều được mã hóa, việc để khách hàng chủ động trong quá trình khai đơn điện tử giúp đơn giản hóa những công việc vốn yêu cầu sự phức tạp và mất nhiều thời gian. Dù vậy, khả năng quản lý và kiểm duyệt lại năng suất và ít nguy cơ hơn hẳn so với việc làm thủ công các bước xin visa.
E-Visa giúp tiết kiệm thời gian cho cả người xin lẫn quốc gia cấp visa. (Ảnh: Internet)
Thủ tục xin E-visa (online) mới nhất
Về cơ bản, vai trò của visa điện tử không khác gì so với visa dán thông thường. Điều khác nhau ở đây là thủ tục xin cấp. Nếu có nhu cầu làm e-Visa, bạn chỉ việc thực hiện theo các bước sau:
👉Bước 1: Truy cập vào website của Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam. Khi giao diện mở ra, bạn click vào mục “e-Visa” (Electronic visa).
👉 Bước 2: Bấm vào chuyên mục xin cấp thị thực điện tử.
👉 Bước 3: Giao diện mới mở ra, bạn đánh dấu tick vào ô vuông ☑, sau đó bấm “Next”.
👉 Bước 4: Nhập thông tin đề nghị cấp thị thực điện tử trên hệ thống theo hướng dẫn. Đối với ảnh thẻ, bạn chọn ảnh chụp rõ mặt. Lưu ý, bước này chỉ thực hiện duy nhất 1 lần, nếu sai bạn không thể sửa lại. Khi đã hoàn thành, người khai form sẽ được hệ thống cấp mã hồ sơ điện tử.
👉 Bước 5: Thanh toán lệ phí xin eVisa.
Tùy từng loại visa bạn xin cấp mà phí thị thực sẽ khác nhau. Việc thanh toán chi phí làm visa trực tuyến phải thông qua liên kết ngân hàng.
👉 Bước 6: Sử dụng mã hồ sơ điện tử để kiểm tra kết quả, nếu được chấp thuận hãy in visa điện tử ra.
Thông thường, trong khoảng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ thông tin đề nghị cấp e-Visa và thanh toán xong lệ phí, Cục Quản lý xuất nhập cảnh sẽ xem xét, giải quyết, trả lời người đề nghị cấp visa điện tử tại trang thông tin cấp thị thực điện tử.
Các câu hỏi thường gặp khi xin E-visa
1. Có được gia hạn e-Visa Việt Nam không?
Hiện tại, bạn chỉ có thể gia hạn e-Visa Việt Nam diện làm việc hoặc thăm thân. Điều kiện đi kèm là đương đơn cần phải có sự bảo lãnh đến từ phía công ty/ doanh nghiệp hoặc người thân ở Việt Nam. Đối với visa làm việc (working), bạn cần phải có “Giấy phép lao động”.
2. E-Visa có thời hạn bao lâu?
E-Visa thường là dạng visa ngắn hạn, cho phép đương đơn nhập cảnh duy nhất 1 lần và lưu trú không quá 30 ngày.
3. Lệ phí xin e-Visa Việt Nam bao nhiêu tiền?
Lệ phí làm visa điện tử Việt Nam hiện tại là 25 USD. Nếu e Visa bị từ chối, khoản phí này sẽ không được Cơ quan thẩm quyền hoàn trả lại.
4. Điều kiện để được cấp e-Visa là gì?
Người nước ngoài chỉ được xin cấp visa điện tử nếu thỏa mãn các điều kiện này:
♦ Người nước ngoài đang ở nước ngoài
♦ Người nước ngoài có hộ chiếu hợp lệ
♦ Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh theo quy định tại Điều 21 của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Xin visa điện tử trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều người. (Ảnh: Internet)
5. Xin e-Visa ở đâu?
Cục quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công An là địa chỉ có thẩm quyền cấp visa điện tử Việt Nam. Ngoài ra, nếu gặp khó khăn trong quá trình điền tờ khai xin cấp thị thực online, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các công ty dịch vụ làm visa uy tín.
Đọc đến đây, nếu vẫn còn thắc mắc về e-Visa và không biết làm visa ở đâu, bạn đừng ngần ngại liên hệ DU HOC IPA – Đơn vị chuyên dịch vụ thị thực đã có nhieu năm trong nghề. Sở hữu đội ngũ chuyên viên visa giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, khi đồng hành cùng DU HOC IPA, quý khách sẽ được hỗ trợ trọn gói từ A-Z, giúp quá trình xin thị thực diễn ra suôn sẻ. Đặc biệt, chi phí làm visa tại DU HOC IPA luôn đảm bảo hợp lý cho một dịch vụ chất lượng.
Để biết nhiều thông tin hơn về e Visa, hãy nhấc máy lên và gọi đến đường dây nóng hỗ trợ toàn quốc 24/7, số hotline: 0834999982, đội ngũ chuyên viên visa của DU HOC IPA sẽ lập tức hỗ trợ quý khách tối ưu.